Cách sử dụng:
Cấu trúc này nhấn mạnh rằng nội dung của mệnh đề trước đã được chắc chắn, nhưng để làm lý do hay điều kiện cho việc xảy ra ở mệnh đề sau thì vẫn chưa đủ.
Việc xảy ra ở mệnh đề sau có vẻ là quá mức so với nguyên nhân ở mệnh đề trước, và thường được dùng với ‘아무리’ (cho dù, dù có thế nào đi chăng nữa).

Ví dụ:
▶ 가: 이번에 한 실수로 회사에서 해고될까 봐 걱정돼 죽겠어요.
나: 실수를 좀 했기로서니 그만한 일로 해고를 하겠어요?
A: Tôi vô cùng lo lắng mình sẽ bị công ty sa thải vì sai lầm lần này.
B: Mặc dù bạn đã phạm sai lầm nhưng làm sao có thể sa thải với một lỗi nhỏ như vậy?
▶ 가: 선영 씨가 우리가 생일 선물로 준 스카프를 자기 취향이 아니라면서 민아 씨에게 줬대요. 우리 앞에서는 그렇게 예쁘다고 하더니 말이에요.
나: 아무리 선물이 마음에 안 들기로서니 선물을 준 사람들의 성의가 있는데 정말 너무하네요!
A: Sun-young đã cho Min-a chiếc khăn mà chúng tôi tặng cô ấy nhân dịp sinh nhật vì nghe nói rằng nó không hợp với sở thích của cô ấy. Nhưng trước mặt chúng tôi cô ấy vẫn nói nó đẹp.
B: Dù cô ấy không thích món quà đó đến mức nào thì đó vẫn là thành ý của người tặng, tôi nghĩ cô ấy làm vậy thì hơi quá!
▶ 가: 엄마, 내일 그 가수 콘서트에 꼭 가고 싶어요.
나: 아무리 아이돌 가수가 좋기로서니 학교도 안 가고 콘서트에 간다는 게 말이 되니?
A: Mẹ ơi, con nhất định muốn đi xem buổi biểu diễn của ca sĩ đó vào ngày mai.
B: Dù có thích ca sĩ thần tượng đến mức nào, nhưng bỏ học để đi xem biểu diễn mà nói được sao?
▶ 가: 뉴스에서 보니까 국회에서 정치인들끼리 욕하며 싸우더 라고요.
나: 아무리 서로 의견이 다르기로서니 국회에서 막말을 해서는 안 되지요.
A: Tôi xem báo thấy các chính trị gia đánh chửi nhau ở Quốc hội.
B: Dù ý kiến khác nhau đến mức nào nhưng ở Quốc hội mà nói năng bừa bãi cũng không thể được.