Gần đây, chính phủ Việt Nam đã cho khởi động “Dự án Kinh điển phương Đông” với mục đích dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông.
Nói đến “Kinh điển phương Đông”, không thể bỏ qua những ảnh hưởng của các “Kinh điển” đến từ Trung Quốc. Nhằm cung cấp cái nhìn đa chiều đối với những “Kinh điển” này, xin giới thiệu đến các bạn quyển sách “Tại sao người Trung Quốc ngu thế: Thế kỷ 21 người Trung Quốc phải thay đổi như thế nào để trở nên thông minh” của tác giả Lê Minh, được xuất bản lần đầu năm 2003 và đã được tái bản nhiều lần. Tác giả Lê Minh là nhà triết học Trung Quốc. Bàn về chủ đề này, ông đã có hơn 60 bài diễn giảng ở khoảng 40 trường đại học của Trung Quốc, và đã gây được tiếng vang lớn.
Về nội dung quyển sách, xin trích 1 đoạn trong lời nói đầu của quyển sách, tác giả đã viết: “Người Trung Quốc có thực sự “ngu dốt” không? Tôi cũng là người Trung Quốc, thừa nhận luôn bản thân mình như thế cũng không phải điều dễ dàng. Nhưng trong lịch sử lâu dài của người Trung Quốc, đặc biệt là trong lịch sử cận hiện đại, những biểu hiện và kết quả đạt được thật không thể nào so sánh với người khác (đặc biệt là người phương Tây). Nghèo nàn, lạc hậu, yếu đuối, chính trị thì bị người sỉ nhục, kinh tế của cải thì bị người bóc lột, văn hoá học thuật thì bị người xem thường, do đó mà tôi cho rằng người Trung Quốc từ trong lịch sử cho tới nay là “ngu dốt”. Nhận thức được chính mình, mới có thể cải thiện chính mình. Nhận thức được cái “ngu” của chính mình trong quá khứ và hiện tại, mới mong theo đuổi sự thông minh trong tương lai.”
Quyển sách này đã được xuất bản lần đầu vào năm 2003. Sự phát triển thần tốc về kinh tế và xã hội ở Trung Quốc trong hơn 20 năm qua là bằng chứng để chiêm nghiệm về những nhận định của tác giả về thế kỷ 21 của Trung Quốc. Tuy nhiên, những yếu tố văn hoá mang tính “hàng nghìn năm” sẽ vẫn là lời cảnh tỉnh còn nguyên giá trị không chỉ cho người Trung Quốc, mà còn cả các dân tộc có văn hoá tương đồng hoặc là chịu ảnh hưởng văn hoá của người Trung Quốc.
Quyển sách này gồm có 41 chương, rất dài, vì vậy mình sẽ dịch từng chương (không theo thứ tự) để giới thiệu đến các bạn.
Phần I: Nguyên lý của Nhân học
Chương 1 – Chương 7:
Phần II: Truy hỏi lịch sử
Chương 8: Tại sao người Trung Quốc giống như “một đống cát rời”?
Chương 9: Tại sao người Trung Quốc khó hợp tác?
Chương 10: Tại sao người Trung Quốc không thể khai sinh và phát triển khoa học tự nhiên hiện đại sớm nhất?
Chương 11: Tại sao “thời trung cổ” của người Trung Quốc lại kéo dài như thế?
Chương 12: Tại sao người Trung Quốc thiếu tinh thần tín ngưỡng thực sự?
Chương 13: Tại sao người Trung Quốc thiếu tinh thần tìm kiếm tri thức thực sự?
Chương 14: Tại sao người Trung Quốc không thể chỉ dựa vào việc phục hưng văn hoá truyền thống để chấn hưng nền văn hoá dân tộc?
Chương 15: Tại sao xã hội Trung Quốc từ xưa tới nay thiếu động lực cho văn minh tiến bộ – Trong “tiếng đàn” văn hoá truyền thống Trung Quốc yếu nhất là “cung” nào?
Chương 16: Tại sao giới trí thức Trung Quốc khó gánh vác trách nhiệm là thành phần của tri thức hiện đại?
Chương 17: Tại sao nói giới trí thức Trung Quốc “vô cùng hèn hạ”?
Chương 18: Tại sao người Trung Quốc có sức sống lớn như vậy?
Chương 19: Tại sao người Trung Quốc có hiếu thuận mà không có trung thành?
Chương 20: Tại sao tổ quốc của người Trung Quốc ngày càng lớn?
Chương 21: Tại sao lịch sử của người Trung Quốc đã lâu đời còn liên tục?
Chương 22: Tại sao người Trung Quốc nhất định phải tiếp tục quý trọng tinh thần hiếu thuận của truyền thống?
Chương 23: Tại sao giới trí thức Trung Quốc cần phản tỉnh nghiêm khắc nhất?
Chương 24: Tại sao người Trung Quốc nói “lễ” mà không nói “lý”?
Chương 25: Tại sao người Trung Quốc coi trọng làm người mà không coi trọng làm việc?
Chương 26: Tại sao người Trung Quốc hiếp đáp người lương thiện, sợ hãi kẻ hung ác?
Chương 27: Tại sao nhiều trẻ em Trung Quốc hiện đại không nghe lời?
Chương 28: Tại sao người Trung Quốc “ngu dốt” như thế?
Phần III: Nhìn về tương lai
Chương 29: Người Trung Quốc từ biệt quá khứ
Chương 30: Tại sao nói rằng văn hóa Trung Quốc chắc chắn sẽ trỗi dậy trong thế kỷ 21?
Chương 31:
Chương 32:
Chương 33:
Chương 34:
Chương 35: “Biến động lớn”: Nhân loại sẽ đi về đâu?
Chương 36:
Phụ bản
Chương 37: Quy tắc vàng của thiên tài
Chương 38:
Chương 39:
Chương 40:
Chương 41: