“Lễ” ở Trung Quốc phải có ít nhất hai nghĩa sau. Một là “nghi lễ” theo nghĩa gốc của Khổng Tử. Khổng Tử rất coi trọng “Lê” và “Nhạc”, “Hưng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc” (Thơ có thể gây hứng thú làm điều tốt, lễ giúp ta lập thân, âm nhạc giúp ta tu dưỡng, hoàn thành nhân cách); “Nhạc sở dĩ tu nội, lễ sở dĩ tu ngoại.” (Nhạc là để tu sửa nội tâm, lễ là để chỉnh đốn hành vi cử chỉ); “Lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trung, hình phạt bất trung tắc dân vô sở thố thủ túc” ( Lễ nhạc mất trật tự thì hình phạt không đúng đắn, hình phạt không đúng thì dân không biết làm thế nào cho đúng). Lễ Kinh thường được cho là đề cập đến nghi lễ. Cái gọi là nghi lễ về cơ bản đề cập đến các quy định khác nhau trong nghi lễ ở Trung Quốc trước thời nhà Chu, hoặc có lẽ quan trọng hơn chính là vào thời nhà Chu, để phân biệt sự khác biệt giữa hoàng đế, hoàng tử, quan chức, học giả và dân thường. Tóm lại, đó là một hệ thống phân biệt thứ bậc của người Trung Quốc. Nói đến phép xã giao có nghĩa là nói đến địa vị và phẩm giá của con người. Nói một cách thẳng thắn, thói hợm hĩnh của người Trung Quốc bắt đầu từ Khổng Tử. Tuy nhiên, Khổng Tử cũng là người khởi xướng tinh thần yêu người: “Nhân giả ái nhân” (Người nhân thì phải yêu người), “Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” (Người muốn đứng vững thì cũng nên giúp người khác đứng vững, muốn mình thành đạt thì cũng nên giúp người khác thành đạt), và “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn, đừng làm cho người khác). Nó thật khiến người ngày nay khó lý giải.
Một nghĩa khác của chữ “Lễ” mà ngày nay người ta thường hiểu là “quà” trong “thỉnh khách tống lễ” (mời khách và tặng quà) và ”lễ vật nhân tình” (quà cáp và tình người). Đây là một cách hữu hình mà mọi người thường sử dụng để truyền đạt cảm xúc cá nhân của họ. Đó là sự vật chất hóa cảm xúc của con người. Tuy nhiên, sự gia tăng của loại “vật chất hoá tình cảm” này chỉ là hành vi hối lộ và lợi dụng quyền lực. Tại sao quyền lực có nghĩa là tất cả ở Trung Quốc? Việc người Trung Quốc nói “lễ” nhưng không nói “lý” cơ bản nằm ở bí ẩn này. Tuy một số người có thể không có chức vụ cao, quyền lực nhiều, nhưng chỉ cần cho người khác một chút lợi thì có thể sai khiến người ta chạy đến gãy chân, mệt đến gãy lưng, khiến người ta đến sống dở chết dở. Bạn có nghe câu “Một con dấu công đóng mất nửa năm”; “Sửa một cuốn sách hết nửa đời người”; “Việc công thì đừng làm gì cả”; “Lời nói đi trước không bằng khói thuốc, khói thuốc đi trước không bằng quà cáp”; “Nói chuyện ở bàn làm việc không bằng ở bàn ăn, nói chuyện ở bàn ăn không bằng nói chuyện ở trên giường”, v.v. người Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều câu vè thuận miệng như vậy. Loại tham nhũng xã hội này, nếu chúng ta chỉ đổ lỗi cho quan chức thì có thể không được toàn diện. Đây thực tế là sản phẩm tất yếu của truyền thống hàng ngàn năm của Trung Quốc là coi trọng lễ mà không coi trọng lý. Nhiều quan chức lần đầu nhận quà chính là do bị người tặng quà kéo vào bẫy.
“Lý” là gì? Lý chính là đạo đức, luân lý, quy tắc, luật pháp, khế ước và những chuẩn mực, nguyên tắc, nguyên lý mà tất cả mọi người phải tuân theo… Tóm lại, nó có nghĩa là chân lý.
Nhìn qua lịch sử và kinh điển của Trung Quốc, người ta sẽ thấy rất đáng tiếc là không có từ “chân lý” nào cả. “Lý” của người Trung Quốc không gắn liền với từ “chân”, mà gắn với từ “thiên”, được gọi là “thiên lý” (luật trời). Vậy “thiên lý” là gì? Theo Nho giáo, Khổng Tử đã nói: “vua vua, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nói một cách thẳng thắn, “thiên lý” của người Trung Quốc chính là “quyền lực đè chết người khác”. Ai có quyền lực nhiều nhất là người có lý nhất, có quyền lực là có lý. Chẳng trách nói hoàng đế có “kim khẩu ngọc ngôn” (miệng vàng tiếng ngọc), đến mức Lâm Bưu còn phát minh ra câu nói “Một câu bằng vạn câu”. Điều này cho thấy tại sao người Trung Quốc không nói lý, bởi vì nói lý có nghĩa là nói ai là người có quyền lực nhất. Điều này quá trần trụi nên người Trung Quốc quan tâm đến thể diện gọi đó là “lễ”. “Lễ” này tuy cũng có phân biệt tôn ti cao thấp, nhưng xét cho cùng thì nó vẫn có tình người hơn “lý”, tình người được vật chất hoá thành lễ vật, lễ phẩm, lễ kim (tiền biếu), lại còn “Lễ thượng vãng lai, lai nhi bất vãng phi lễ dã” (Lễ coi trọng việc có đi có lại, có đi mà không có lại thì không phải lễ – Lễ Ký), có trao đổi lợi ích và mọi người đều vui. Vì vậy, việc người Trung Quốc nói “lễ” hơn là nói “lý” thực ra là một phát minh phong tục lớn. Ý nghĩa của phát minh này là khiến cho con người không phải cảm nhận sự trần trụi của sức mạnh quyền lực, hay nói cách khác, một lớp dịu dàng bao phủ lên sự trần trụi của sức mạnh quyền lực. Nói đến “lễ” thì Trung Quốc là đất nước của lễ nghĩa, hiền lành và tao nhã quá!
Trong hơn 2.000 năm, điều mà Trung Quốc sợ nhất, khó nói nhất và cuối cùng ít có khả năng nói nhất chính là từ “chân” (sự thật). Người Trung Quốc giỏi hài hước, không dám nói từ “chân” nên họ thêm từ “thiên” vào để gọi là “thiên chân” (ngây ngô). Người ngây ngô nói lời trẻ con, lời nói trẻ con không cần kiêng kị. Chỉ có trẻ con mới dám nói toạc ra suy nghĩ về “y phục mới của Hoàng đế”. Người lớn Trung Quốc, đặc biệt là giới trí thức Trung Quốc, là những người giỏi nhất thế giới trong việc nói dối, bịa đặt, khai gian và thề dối. Chưa kể hơn 2.000 năm trước, Triệu Cao đã gọi hươu là ngựa; không ai trong giới dân sự hay quân sự của triều đại Mãn Thanh dám nói từ không; trong thời kỳ Đại nhảy vọt của Trung Quốc vào những năm 1950, người ta đã nói dối về sản lượng ngũ cốc hơn 100 tấn mỗi mẫu, những người biết rõ mà không ai dám nói lên sự thật? Nó được đăng trên các tờ báo lớn giấy trắng mực đen, nó thực sự đã thắp sáng thế giới, ngay cả các nhà khoa học cũng đứng ra làm chứng. Kiểu nói dối “y phục mới của Hoàng đế” này có thể được nhận ra ngay từ cái nhìn đầu tiên, ai có thể phá kỷ lục Trung Quốc? Trong các phong trào chính trị trước đây, những nhãn như “phần tử cánh hữu”, “phần tự phản động” bay khắp nơi. Người bất hạnh bị dán nhãn vào cũng không thể giải thích rõ ràng dù có nghìn cái miệng, nói thẳng ra là không có lý do gì để giải thích. Người ta nói mình là gì, thì chỉ có thể thừa nhận mình là người như thế, càng cố chấp thì càng chết. Ai trong số những người biết sự thật dám đứng ra bào chữa? Trên đời có bao nhiêu con ma bị oan? Không giậu đổ bìm leo đã là người ngay thẳng nhất rồi. Nếu như những thời đại “vĩ đại” đều như thế, bạn có thể tưởng tượng người ta sống như thế nào trong thời đại các hoàng đế thời Trung cổ. Dù có chôn vùi suy nghĩ thật của mình và nói những lời giả dối, thì vẫn sẽ có rất người dân vô tội phải chết vì tội ngôn luận, tội do thẩm tra văn chương. Rõ ràng là việc buộc người dân Trung Quốc phải nói dối là do sự khủng bố quyền lực. Con dao kề vào cổ, sự sống còn là mấu chốt. Nhưng chúng ta phải chỉ ra rằng đây không phải là lý do duy nhất và cũng không phải là lý do sâu sắc nhất. Nguyên nhân sâu xa nhất là do trong lòng người dân Trung Quốc thiếu sự thừa nhận cơ bản về giá trị đích thực.
Như đã chỉ ra ở phần trước, người Trung Quốc thiếu tinh thần tín ngưỡng chân chính và chỉ có niềm tin sai lầm vào Nho giáo. Sở dĩ Nho giáo là một niềm tin sai lầm là vì nó không thể cung cấp cho người dân Trung Quốc một giá trị tuyệt đối, vĩnh cửu và một điểm dựa tối cao để có thể chống lại quyền lực thế tục. Trong suy nghĩ của người phương Tây, điểm dựa tối cao nhất này chính là Thượng đế. Người Do Thái có thể sử dụng tiếng nói của Thượng Đế do các nhà tiên tri của họ truyền đạt để chửi mắng các thế lực thế tục. Những người theo đạo Cơ đốc phương Tây có thể chống lại quyền lực vua chúa thế tục thông qua sức mạnh thần thánh. Sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước của người phương Tây mang lại sự bảo đảm mạnh mẽ cho đức tin thực sự của họ. Về mặt này, Hồi giáo và thậm chí cả Giáo hội Chính thống của Đế quốc Đông La Mã đều không đủ khả năng. Nói sự thật và tình cảm thật là quyền tinh thần của con người. Chỉ những tín đồ tôn giáo có sự tách biệt với chính trị mới thực sự đánh giá cao sự quý giá và bất khả xâm phạm của quyền tinh thần này. Từ đó, không khó hiểu vì sao những đòi hỏi về quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do báo chí lại được những người theo đạo Cơ đốc phương Tây nêu lên đầu tiên. Nếu không có sự du nhập của văn hóa phương Tây, e rằng người Trung Quốc sẽ không bao giờ nghĩ đến sự cần thiết của những “quyền tự do” này. Người Trung Quốc chỉ cần có đồ ăn là họ cảm thấy mình có tất cả, có thể múa hát bằng cả trái tim để ca ngợi hoàng đế và các vị thánh nhân của mình. Người Trung Quốc có câu “Khi ở chốn quyền cao thì lo lắng cho dân, khi ở nơi sông nước xa xôi thì vẫn lo cho dân”, nghe có vẻ rất mượt mà, nhưng nhu cầu tinh thần của người Trung Quốc chưa bao giờ vượt ra khỏi tín ngưỡng giả và trithức giả. Không ai có thể nói rằng tư cách đạo đức cao đẹp của người Trung Quốc được thể hiện bằng lời nói và viết trên giấy chứ không phải bằng hành động. Có thể nói rằng tư cách đạo đức cao đẹp của người Trung Quốc được thể hiện bằng lời nói và trên giấy hơn là bằng hành động. Lý do rất đơn giản. Người Trung Quốc chưa bao giờ coi trọng giá trị của “chân lý”. Nếu không có thức ăn để ăn và không có sự sống để sống thì có tinh thần để làm gì? Vì vậy, tín điều mà người dân Trung Quốc luôn coi trọng đó là “kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt”. Người Trung Quốc không có Mười điều răn của Moses, và không ai dám đưa ra bất kỳ phán xét đạo đức nào đối với những người cai trị. Vì vậy, để thành công, người Trung Quốc luôn có thể làm bất cứ điều gì cần thiết, bởi vì đối với những người tôn quý, dù tội lỗi lớn đến đâu thì cũng có thể coi là lỗi nhỏ, có thể “chuyện đã qua cho qua đi”. Người dân Trung Quốc đối với những kẻ làm ác luôn có lòng khoan dung. Suy cho cùng, người Trung Quốc vẫn coi trọng “lễ”, coi trọng địa vị và phẩm giá, nhưng không coi trọng “lý”. Người Trung Quốc không nói đến chân lý, thật giả, nhân quả đúng sai. Ngược lại, nếu nói sự thật và tin vào lời người khác thì sẽ bị thiệt lớn.
Câu chuyện Hạng Vũ và Lưu Bang trong lịch sử minh họa rõ nhất cho vấn đề này. Tại tiệc Hồng Môn, Hạng Vũ cảm thấy thành tâm và để Lưu Bang đi. Sau này, Hạng Vũ lập hiệp ước với Lưu Bang để chia thiên hạ một cách bình đẳng, Hạng Vũ lại tin tưởng Lưu Bang. Sau khi thỏa thuận xong, Hạng Vũ dẫn quân về Bành Thành, nhưng Lưu Bang lợi dụng sự không chuẩn bị của Hạng Vũ mà truy đuổi. Lưu Bang thực sự xứng đáng là một người Trung Quốc điển hình. Không ngờ sau này người Trung Quốc lại đổi tên thành người Hán, vì Hán triều do Lưu Bang sáng lập.
Mặc dù người Trung Quốc không có thói quen nói “lý”, nhưng chỉ cần họ nghiêm túc học hỏi phương Tây và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do báo chí thông qua luật pháp, người Trung Quốc nhất định sẽ học được chân lý. Suy cho cùng, chân lý là phù hợp với con người, ngược lại, dối trá là phản nhân loại và được tạo ra bởi sự đàn áp khủng bố của cường quyền.
“Băng đóng ba thước, không phải một ngày mà thành”. Tính cách của một dân tộc là những thói quen ứng xử được hình thành dần dần qua lịch sử lâu dài của dân tộc đó. Trung Quốc có thời Trung cổ dài nhất trong lịch sử nhân loại, và đặc điểm lớn nhất của thời Trung cổ là sự cai trị toàn trị và truyền thống tinh thần về tín ngưỡng giả và tri thức giả. Tất cả những tính cách bất lợi của người Trung Quốc mà chúng ta đã nói đến từ trước đến nay cũng liên quan mật thiết đến lịch sử này. Sử dụng các thuật ngữ được thảo luận trước đó trong cuốn sách này, lịch sử của Trung Quốc trong vài ngàn năm qua đều là lịch sử của chế độ quan liêu. Mọi giá trị trong đời sống của người Trung Quốc đều xoay quanh giá trị quyền lực, lấy giá trị quyền lực làm cốt lõi, mục đích, chủ thể, quy chiếu, tiêu chí… Nho giáo của Khổng Tử, đặc biệt là Nho giáo hình thành sau thời nhà Hán, là một sự tổng hợp toàn diện về triết học, đạo đức, thần học tôn giáo, lịch sử và văn học. Theo tác giả, thành tựu lớn nhất của Khổng Tử là đã đề cao tinh thần nhân ái, đặc biệt là tinh thần tha thứ và tinh thần hiếu thảo. Tuy nhiên, lỗi lớn nhất của Khổng Tử là việc ông chủ trương đề cao “lễ”. Ông đã kết hợp giữa “lễ” và “nhân” là hai yếu tố về cơ bản là không tương thích với nhau để từ đó đưa ra cách loại suy rất vô lý: “Vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con”. Trong hơn 2.500 năm kể từ đó, không ai đặt câu hỏi về điều này, và những sai lầm của nó đã được phép lan rộng đến thời hiện đại. Thật buồn cười là vẫn có những người được gọi là nhà Nho giáo mới đang tiếp tục sự nghiệp này.
Nửa sau cuộc đời, Khổng Tử chỉ sống để khôi phục lại lễ nghi nhà Chu. Như đã chỉ ra trước đó, “Lễ” của Khổng Tử là sự phân biệt địa vị và phẩm giá. Khổng Tử rất coi trọng sự “chính danh” của con người, đó là “danh bất chính thì ngôn bất thuận”, nhưng không coi trọng sự chính danh của sự vật, tức là ý nghĩa chính xác của sự vật. Khổng Tử không bao giờ có thói quen định nghĩa chặt chẽ bất kỳ thuật ngữ nào. Ngay cả khái niệm quan trọng nhất của mình là “nhân” cũng chưa bao giờ đưa ra một định nghĩa duy nhất. Vậy cái gì là “lý”? Đó là sự định nghĩa chính xác về sự vật, là sự xác định và đánh giá mọi hành vi, hoạt động và tư tưởng của con người. Phân tích đến cuối cùng thì nó chính là logic. Logic là nền tảng của “lý”. Khổng Tử không có logic, vì vậy không nói lý. Người Trung Quốc nói lễ mà không nói lý thực sự bắt đầu từ Khổng Tử. Nhưng cũng sẽ vô lý không kém nếu chúng ta đổ lỗi việc người Trung Quốc không nói lý trong hơn 2.000 năm qua cho Khổng Tử. Mọi người phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình. “Đàn cừu đi theo con đầu đàn”, nhưng con người không phải là cừu. Cuộc đời của những người coi mình là cừu thật khốn khổ; còn những kẻ ủng hộ việc coi con người như cừu là kẻ thù của nhân loại.
Vì nói lễ nhưng không nói lý nên người Trung Quốc nhìn thấy quan lại thì tưởng là thấy Thượng Đế. Người Trung Quốc nổi tiếng thế giới là sợ quan lại. Tôi nhớ thời tiểu học học lịch sử về “Cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân ở làng Tam Nguyên, Quảng Đông”. Trong đó có một nỗi sợ ba chiều thú vị được đề cập: “Thường dân sợ quan lại, quan lại sợ giặc tây, giặc tây lại sợ thường dân”. Vì sao dân thường sợ quan lại? Bởi vì quan lại thường làm việc xấu nhưng lại không bao giờ nói lý. Quan lại chỉ đến vì cần đồ ăn, cần tiền bạc, cần con người, và càng cần “lễ”, duy nhất chỉ không cần “lý”, vì bản thân họ cũng không bao giờ biết lý gì.
Người Trung Quốc không dám khởi kiện khi bị bắt nạt, nhất là khi bị quan lại ức hiếp thì không dám khởi kiện, cũng không có nơi nào để kiện, quan lại bảo vệ lẫn nhau, thế giới đen như quạ. Một khi bị quan làm khổ, có kêu trời thì trời cũng không đáp, kêu đất đất cũng không nghe. Người Trung Quốc sinh ra là để phục tùng. Người Trung Quốc có câu tục ngữ: “Quan phủ nha môn bát tự khai, Hữu lý vô tiền mạc tiến lai” (Cửa nha môn rộng mở hình chữ bát, Có lý không có tiền chớ bước vào). “Tiền” này là một loại “lễ”, và “lễ” này phải được giao cho người khác, chỉ có “tình người” mới có thể tặng “lễ” này. Nhờ vào mức độ của “lễ” này nên việc lớn có thể biến thành nhỏ, việc nhỏ có thể biến thành không. Phần lớn người bị oan lại không có tiền để tặng “lễ” nên không muốn ra công đường, thậm chí có thể bị uất ức tới mức có thể chết thay vì giải quyết được nỗi oan của mình. Bạn có biết tại sao tất cả người dân Trung Quốc đều thích xem phim truyền hình về những vị quan tốt hay không? Bởi vì đây là tâm nguyện chung của họ, đồng thời cũng là ước mơ mà họ không bao giờ có thể có được. Người dân Trung Quốc nên can đảm tự hỏi rằng trên đời này có quan tốt hay không? Quan tốt đang ở đâu? Quan tốt chính là ở việc nói lý. Tuy nhiên, hàng nghìn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ có chân lý, không có logic, không có luật lệ mà từ hoàng đế cho đến dân thường đều phải tuân thủ nghiêm ngặt, không có dư luận tự do… tóm lại là không có lý. Cho dù có một viên quan tốt muốn lý lẽ cho dân thì cuối cùng cũng sẽ thấy mình là kẻ vô lý, những người khác, đặc biệt là cấp trên nhất định sẽ nói rằng ông ta không thể làm quan chứ đừng nói đến quan tốt.
Người Trung Quốc cũng nên tự hỏi ai là người được lợi khi chỉ nói lễ mà không nói lý. Không còn nghi ngờ gì, điều gì có lợi cho quan lại thì điều đó có lợi nhất cho những người cai trị toàn trị. Chừng nào người Trung Quốc còn tiếp tục theo thói xấu coi trọng lễ nhưng không coi trọng lý thì người dân Trung Quốc sẽ khó thoát khỏi tác hại của xã hội quan lại truyền thống.
Vì bản thân và đất nước, mỗi người hãy chủ động bỏ thói quen xấu là có lễ mà không có lý.
Đọc tiếp chương 25: Tại sao người Trung Quốc coi trọng làm người mà không coi trọng làm việc?