Cách sử dụng:
Cấu trúc –(으)ㄹ걸요 dùng để diễn tả phỏng đoán về sự việc trong tương lai hoặc một việc mà người nói không chắc chắn lắm. Cấu trúc này hầu như chỉ sử dụng trong văn nói giữa những người thân thiết.
Dịch là “chắc là”.

Ví dụ:
▶ 가: 백화점에 가려고 하는데 사람이 많을까요?
나: 추석 전이니까 많을걸요.
A: Tôi định đi cửa hàng bách hoá, không biết có đông người không?
B: Vì là trước Chuseok nên chắc sẽ có rất nhiều.
▶ 가: 집앞에 있는 마트가 몇 시에 여는지 아세요?
나: 아마 10시쯤 열걸요. 다른 마트들이 대부분 10시에 열거든요.
A: Bạn có biết mấy giờ siêu thị trước nhà mở cửa không?
B: Có thể sẽ mở khoảng 10 giờ. Hầu hết các siêu thị khác đều mở cửa lúc 10 giờ.
▶ 가: 약속 시간을 좀 늦추고 싶은데 자야 씨가 출발했을까요?
나: 벌써 출발했을걸요. 자야 씨 집이 멀잖아요.
A: Tôi muốn lùi thời gian hẹn một chút, nhưng liệu Jaya đã xuất phát chưa nhỉ?
B: Chắc đã xuất phát rồi. Nhà Jaya ở xa mà.
※ Bổ sung:
1. Cấu trúc này diễn tả rằng những gì người nghe đã biết hoặc mong đợi hơi khác với người nói.
☆ 가: 아침 8시에 출발할까요?
나: 그 시간에는 길이 많이 막힐걸요.
A: Chúng ta sẽ khởi hành lúc 8 giờ sáng chứ?
B: Giờ đó chắc đường sẽ rất kẹt đó.
☆ 가: 아키라 씨에게 경복궁을 구경시켜 줄까 해요.
나: 아키라 씨는경복궁에는 벌써 가봤을걸요. 외국인들이 한국에 오면 제일 먼저 가는곳 이잖아요.
A: Tôi muốn đưa Akira đi tham quan Gyeong-bok cung.
B: Akira chắc hẳn đã đến Gyeongbok cung. Đây không phải là nơi đầu tiên người nước ngoài sẽ đến khi đến Hàn Quốc sao.
2. Cấu trúc này sử dụng khi chỉ người nói có căn cứ để phỏng đoán. Do đó không sử dụng cấu trúc này khi cả người nói và người nghe đều đã biết thông tin đó.
☆ 가: 주말까지 벌써 매진되었네요.
나: 그러게요. 영화가 재미있을걸요. (X)
→ 그러게요. 영화가 재미있나 봐요. (O)
A: Vé đã bán hết đến tận cuối tuần rồi.
B: Ừ, phim có vẻ hay.
→ Cả hai người đều biết rằng căn cứ để phỏng đoán đó là vé đã bán hết, nên không dùng -(ㅇ)ㄹ걸요.
☆ 가: 이 영화가 재미있을까요?
나: 요즘 흥행 1위라고 하니까 재미있을걸요.
A: Không biết bộ phim này có hay không nhỉ?
B: Dạo này nó đứng số 1 ở phòng vé nên tôi nghĩ là hay.
→ Trong tình huống này, chỉ có người nói biết bộ phim đứng số 1 phòng vé, nên có thể dùng -(ㅇ)ㄹ걸요.