Cách sử dụng:
Cấu trúc này dùng khi nhìn thấy hành động hoặc tình huống trong mệnh đề sau rồi suy đoán hành động hoặc tình huống trong mệnh đề trước.
Trong nhiều trường hợp, mệnh đề trước được cường điệu để nhấn mạnh mệnh đề sau.
Cấu trúc này có thể lược bỏ ‘이’ và dùng ‘는 듯’.

Ví dụ:
▶ 박물관에 들어온 아이는 신기한 듯이 여기저기를 둘러봤다.
Đứa trẻ bước vào viện bảo tàng đi đây đi đó như thể mọi thứ đều kì lạ.
▶ 친구는 무엇을 잘못했는지 나와 마주치자 얼어붙은 듯이 그 자리에 멈춰 섰다.
Bạn tôi không biết đã làm sai điều gì mà đứng yên như thể bị đông cứng khi vừa gặp mặt tôi.
▶ 세계화가 되면서 외국 제품들이 물밀 듯 국내로 쏟아져 들어오고 있다.
Với quá trình toàn cầu hóa, các sản phẩm nước ngoài đang tràn vào trong nước như một cơn lũ.
▶ 가: 태민 씨를 왜 그렇게 못마땅하게 생각해요?
나: 나랑 입사 동기이면서 내 상사인 듯이 이것저것 시키 잖아요. 정말 마음에 안들어요.
A: Tại sao bạn lại suy nghĩ không hài lòng với Taemin như vậy?
B: Anh ta vào công ty cùng lúc với tôi mà cứ sai tôi hết thứ này thứ kia như thể là cấp trên của tôi. Thật là không thể hài lòng.
※ So sánh: ‘-듯이’ và ‘-는 듯이’
Cấu trúc này có dạng giống với ‘듯이’ nhưng có sự khác biệt về nghĩa như sau.
