북한에서 여전히 이말… 쓰나요? ’23살은 금값이고 24살은 은값이고 25살이 지나면 파철값이다…’ 이 기준으로 하면 저는 파철값에도 한참 못 미치는 30대의 미혼입니다. 물론 비혼은 아니고요.
오늘 이 방송을 들으시는 분들 중 결혼한 여성분들에게 묻고 싶어요. 정말 결혼이 하고 싶어서 하셨나요? 만약 그랬다면, 결혼이 진짜로 하고 싶었던 이유는 무엇이었나요? 이런 질문 거의 받아보신 적 없겠지만 모든 일에는 이유가 있듯, 생각해보면 여성들이 결혼을 하는 데에도 그만한 이유가 있었을 거라 생각합니다.
너무 좋아서 늘 함께 있고 싶다거나 이 남자와 가정을 이루면 편하게 살 수 있을 것 같아서, 아니면 아이를 낳고 싶어서… 혹은 경제적으로 남자의 도움을 받아야 하니까, 조금 더 나아가 남자없이 여자 혼자 어떻게 사냐, 나를 보호하고 먹여 살려 줄 남자가 있어야지… 이것도 아니라면 그래도 남편이 없는 것보단 있는게 나으니까… 뭐 이런 이유들일까요?
북한에서는 대부분 이른 나이에 결혼을 하게 되죠. 20대 중반, 늦어도 30살이 되기 전에 결혼식을 올립니다. 그동안 조상 대대로 이어져온 결혼 관습이 큰 몫을 했겠지만 ‘저 집 딸내미는 30살이 다 되도록 시집도 안 가고 뭐하다오, 무슨 문제 있는 거 아이오’ 이런 다른 선택을 받아들이지 않은 주변의 시선도 여성들을 일찍이 결혼으로 등 떠밀었을 겁니다.
그리고 북한사회에서 여성들이 비혼을 선택할 수 없는 결정적인 이유는 여자 혼자 살아가기엔 너무 험한 세상입니다. 도둑이 들면 어떻게 할 것이며, 석탄을 누가 부엌까지 날라다 줄 것이며, 나무는 누가 패 줄 것인가.. 사소하게는 집안에서 생기는 크고 작은 힘쓰는 일들, 그리고 사회의 치안불안으로 생기는 위협에 대비하려면 집안에 남자가 있어야 한다는 결론에 이르게 되는 거죠.
남한에서 비혼주의 여성들이 늘어난 이유는 여성 스스로의 능력으로 일할 수 있는 일자리가 있고, 일한 만큼 로임을 받고, 국가가 치안관리를 제대로 해주고, 그리고 정책적으로 여성들의 권익을 보장해주는 제도를 누릴 수 있는 사회이기 때문입니다. 그렇게 되기 전까진 북한 여성들은 꽃 같은 이른 나이에 꿈 한번 가져보지 못한 채 결혼이라는 제도에 의지할 수 밖에 없고, 비혼은 생각조차 할 수 없을 것 같습니다.
Từ vựng:
파철: sắt vụn (tiếng Triều Tiên, tiếng Hàn dùng là 고철)
경제적: tính kinh tế, mặt kinh tế
먹여 살리다: nuôi sống
이어지다: được nối tiếp
딸내미: con gái (cách nói dễ thương 딸)
시선: ánh mắt, cái nhìn
떠밀다: đẩy tới, đùn đẩy, đổ
험하다: nguy hiểm, khắc nghiệt, khó khăn
나르다: chở, chuyển, mang
사소하다: nhỏ nhặt
치안불안: trị an bất ổn
대비하다: đối phó, phòng bị
Dịch tiếng Việt:
Ở Triều Tiên có câu nói này: ’23 tuổi là giá vàng, 24 tuổi là giá bạc, sau 25 tuổi là giá sắt vụn…’ Tôi là một người chưa kết hôn ở độ tuổi 30, theo tiêu chuẩn này thì còn thấp hơn nhiều so với giá sắt vụn. Tất nhiên không phải là không kết hôn.
Trong số thính giả đang nghe buổi phát sóng hôm nay, tôi muốn đặt một câu hỏi với những người phụ nữ đã kết hôn. Bạn có thực sự đã muốn kết hôn không? Nếu đúng vậy thì lý do tại sao bạn lại thực sự muốn kết hôn? Có lẽ bạn chưa bao giờ được hỏi câu hỏi này, nhưng cũng như mọi việc đều có lý do, tôi nghĩ chắc chắn phải có lý do chính đáng để phụ nữ kết hôn.
Tôi thích anh ấy đến mức muốn ở bên anh ấy mọi lúc, hoặc vì tôi nghĩ mình có thể sống thoải mái nếu lập gia đình với người đàn ông này, hoặc vì tôi muốn có con… hoặc vì tôi cần giúp đỡ về tài chính từ một người đàn ông, làm sao một người phụ nữ có thể sống một mình mà không có đàn ông, phải có người đàn ông nuôi tôi và bảo vệ tôi chứ… hay là có chồng còn hơn không có chồng… Vậy lý do là gì?
Ở Triều Tiên, hầu hết mọi người kết hôn khi còn trẻ. Họ kết hôn vào giữa độ tuổi 20 hoặc muộn nhất là trước khi bước sang tuổi 30. Phong tục hôn nhân truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác có lẽ đã đóng một vai trò lớn, nhưng cái nhìn của những người xung quanh không chấp nhận những lựa chọn khác, chẳng hạn như ‘Con gái nhà đó gần 30 tuổi mà chưa lấy chồng, có vấn đề gì vậy?’, những điều này đã đẩy phụ nữ kết hôn sớm.
Và lý do quyết định khiến phụ nữ không thể chọn cuộc sống độc thân trong xã hội Triều Tiên vì đó là một thế giới quá khắc nghiệt để phụ nữ sống một mình. Bạn sẽ làm gì nếu có kẻ trộm? Ai sẽ bưng than vào bếp? Ai sẽ đốn củi? Để đối phó với những việc lớn nhỏ xảy ra trong nhà và những mối nguy hiểm phát sinh do an ninh bất ổn, kết luận lại là phải có một người đàn ông trong nhà.
Lý do số lượng phụ nữ chưa kết hôn tăng ở Hàn Quốc là vì có những công việc mà phụ nữ có thể làm việc bằng khả năng của mình, họ được trả lương theo khối lượng công việc họ làm, chính phủ quản lý an ninh ổn định, và vì có một hệ thống đảm bảo quyền lợi của phụ nữ thông qua các chính sách. Cho đến khi điều đó xảy ra, những phụ nữ Triều Tiên không hề có ước mơ dù đang ở độ tuổi đẹp như hoa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào hệ thống hôn nhân, và dường như không thể nghĩ đến việc không kết hôn.